Bối cảnh Thỏa thuận Tito–Šubašić

Lãnh thổ giải phóng Nam Tư năm 1944.

Vào tháng 4 năm 1941, phe Trục xâm lược Nam Tư. Khi Nam Tư sắp bị chiếm đóng, Đảng Cộng sản Nam Tư (Komunistička partija Jugoslavije) đã chỉ thị 8.000 đảng viên tích trữ vũ khí chuẩn bị cho cuộc kháng chiến có vũ trang.[1] Vào cuối năm 1941, cuộc kháng chiến đã lan rộng đến tất cả các vùng của Nam Tư, ngoại trừ Macedonia.[2] Dựa trên kinh nghiệm với các hoạt động bí mật trên khắp đất nước, Đảng Cộng sản Nam Tư đã thành lập Quân đội Giải phóng Nam Tư,[3] do Josip Broz Tito lãnh đạo.[4] Đảng Cộng sản Nam Tư đánh giá rằng việc Đức xâm lược Liên Xô đã tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc nổi dậy ở Nam Tư. Vào ngày 27 tháng 6 năm 1941, Bộ chính trị Đảng Cộng sản Nam Tư đã thành lập Tổng hành dinh tối cao của Quân đội Giải phóng Quốc gia Nam Tư, với Tito là tổng tư lệnh.[5]

Vào ngày 26–27 tháng 11,[6] Hiệp hội giải phóng dân tộc Nam Tư chống phát xít (Antifašističko vijeće narodnog oslobođenja Jugoslavije) - được thành lập theo sự chỉ đạo của Tito và Đảng Cộng sản Nam Tư.[7] Hiệp hội giải phóng dân tộc Nam Tư chống phát xít tự tuyên bố là cơ quan lập pháp tương lai của nhà nước Nam Tư hậu chiến, khẳng định cam kết thành lập một liên bang dân chủ, phủ quyết quyền lực của chính phủ Nam Tư lưu vong, và cấm Vua Peter II trở về nước.[8] Ngoài ra, Ủy ban Quốc gia Giải phóng Nam Tư (Nacionalni komitet oslobođenja Jugoslavije) cũng được được thành lập và được Hiệp hội giải phóng dân tộc Nam Tư chống phát xít xác nhận là cơ quan hành pháp Nam Tư.[9]

Vào ngày 3 tháng 6, Tito được sơ tán đến Bari, sau khi sở chỉ huy của ông ở Drvar bị tấn công sau một cuộc đổ bộ đường không của quân Đức vào cuối tháng 5 năm 1944. Ngay sau đó, ông được tàu khu trục HMS Blackmore vận chuyển đến đảo Vis. Đến ngày 9 tháng 6, các phái bộ ngoại giao của Anh và Liên Xô đã được thành lập trên đảo.[10]